NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
    • Tài liệu Chữ soạn
  • Về chúng tôi
Menu   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
    • Tài liệu Chữ soạn
  • Về chúng tôi

Home/Chuyện viết chữ/Ngòi bút người xưa/Một vài từ láy trong thơ chữ Nôm Nguyễn Khuyến
Chuyện viết chữ, Ngòi bút người xưa

Một vài từ láy trong thơ chữ Nôm Nguyễn Khuyến

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th1108,2022
Một vài từ láy trong thơ chữ Nôm Nguyễn Khuyến

(Ngày ngày viết chữ) Bài viết này giới thiệu với các bạn một số cách dùng từ láy/có dạng láy trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến.

Ngày ngày viết chữ chủ yếu giới thiệu những trường hợp từ đi thành cặp trong hai câu thơ, những trường hợp từ láy lẻ tẻ (không đăng đối) nếu có dịp sẽ bàn trong một bài khác. Từ có dạng láy ở đây hiểu là những từ nếu truy nguyên thì có thể không phải là từ láy, nhưng chúng có hình thức láy và theo cách hiểu/cách dùng đồng đại, chúng cũng có thể được xem/được dùng như từ láy.


MỌI NGƯỜI CŨNG ĐỌC
> Lời quê chắp nhặt – Từ ngữ trong thơ văn Nguyễn Du
> Bút chẳng tà – Từ ngữ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu


Hy vọng bài viết này có thể giúp ích chút chút cho các bạn trong việc học cách sử dụng và sáng tạo từ láy.

1. ‘Nghênh ngang’ võng lọng nhờ ông sứ,
‘Ngọng nghẹo’ văn chương giở giọng ngô.
(Bồ tiên thi)

2. Trong nhà ‘rộn rịp’ gói bánh chưng,
Ngoài ngõ ‘bi bô’ rủ chung thịt.
(Cảnh Tết)

3. ‘Loe xoe’ sấn lại dương đôi vế,
‘Ngứa ngáy’ không hề động nửa đuôi.
(Châu chấu đá voi)

4. Giọng khê ‘nồng nặc’ không ra tiếng,
Mắt lại ‘lim dim’ nhắp đã cay.
(Chế học trò ngủ gật)

5. Hàng quán người về nghe ‘xáo xác’,
Nợ nần năm hết hỏi ‘lung tung’.
(Chợ Đồng)

6. Cung quế ‘chờn vờn’ hương mới bén,
Vườn đào ‘thoang thoảng’ gió như nâng.
(Cua chơi trăng)

7. ‘Bảng lảng’ lòng quê khôn chợp được.
‘Mơ màng’ cuộc thế cũng cầm bằng.
(Đêm đông cảm hoài)

8. Tiếng dế kêu ‘thiết tha’,
Đàn muỗi bay ‘tơi tả’.
(Đêm mùa hạ)

9. ‘Nhấp nhoáng’ hạt trai ngờ hổ phách,
‘Mơ màng’ núc nác ngỡ vàng tâm!
(Đưa người làm mối)

10. Gió lùa cửa cống bèo ‘man mác’,
Trăng xỏ buồng trai bóng ‘phập phồng’.
(Gái goá than lụt)

11. Bể thánh ‘mênh mông’ nhờ cái ốc,
Rừng nho ‘lai láng’ bắt con ong.
(Học trò phụ công thầy)

12. Trên gác rồng mây ‘ngao ngán’ đợi,
Bên trời cá nước ‘ngẩn ngơ’ trông.
(Không chồng trông bông lông)

13. Phận tủi ‘nỉ non’ đàn bạc mệnh,
Duyên may ‘run rủi’ lưới Tiền Đường.
(Khuyên Từ Hải hàng)

14. Con ở ‘ngẩn ngơ’ nhìn mặt chủ,
Nhà thầy ‘tưng hửng’ mất đồ chơi.
(Mắc tay Hoạn Thư)

15. Tiếng sáo ‘vo ve’ chiều nước vọng.
Chiếc thuyền ‘len lỏi’ bóng trăng trôi.
(Nước lụt Hà Nam)

16a. Chậu thau rửa mặt, ‘tầm váo tầm vênh’,
Điếu sứ long đờm, ‘cóc ca cóc cách’.
16b. Râu ria ‘nhẵn nhụi’,
Mặt mũi ‘ngông nghênh’.
16c. Nón sơn úp ngực, ‘đi liểu đi liều’,
Bút thuỷ cài tai, ‘sớn sơ sớn sở’.
16d. Hạ bút xuống ‘tô tô dạm dạm’, mực trát đen sì;
Giở bài ra ‘đọc đọc ngâm ngâm’, son hoà đỏ chói.
(Phú ông đồ ngông)

17. Mùi thế thử chơi không ‘chếnh choáng’,
Giọng tình mới nhắp chửa ‘say sưa’.
(Tặng bạn mở ty rượu)

18. Mái tóc chòm đen, chòm ‘lốm đốm’,
Hàm răng chiếc rụng, chiếc ‘lung lay’.
‘Nhập nhèm’ bốn mắt tranh mờ tỏ,
‘Khấp khểnh’ ba chân dở tỉnh say.
(Than già)

19. Năm gian nhà cỏ thấp ‘le te’,
Ngõ tối đêm sâu đóm ‘lập loè’.
Lưng giậu ‘phất phơ’ màu khói nhạt,
Làn ao ‘lóng lánh’ bóng trăng loe.
(Thu ẩm)

20. Số kiếp bởi đâu mà ‘lận đận’?
Sắc tài cho lắm cũng ‘lôi thôi’!
(Tổng vịnh Kiều)

21. ‘Trơn tru’ chẳng có còn ai cứ,
‘Lông lốc’ tha hồ để mẹ bôi.
(Trọc đầu)

22. Quyên đã gọi hè ‘quang quác quác’,
Gà* từng gáy sáng ‘tẻ tè te’.
(Về hay ở)

23. Một lá về đâu xa ‘thẳm thẳm’,
Nghìn nhà trông xuống bé ‘con con’.
(Vịnh núi An Lão)

24. Bóng thuyền ‘thấp thoáng’ dờn trên vách,
Tiếng sóng ‘long bong’ vỗ trước nhà.
(Vịnh nước lụt)


* Có bản chép “Gáy từng gáy sáng”.
Nguồn thơ:
– Nguyễn Khuyến – tác phẩm. Nguyễn Văn Huyền. NXB Tổng Hợp Tp.Hồ Chí Minh. 2002.
– Thơ Nguyễn Khuyến. NXB Kim Đồng. 2019.

/ Thẻ: học viết chữ, kỹ năng viết, kỹ thuật viết, thơ Nôm, văn học Việt Nam

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

Hai bài viết về "Hôm nay phải mở mang" trong một cuộc thi viết

Hai bài viết về “Hôm nay phải mở mang” trong một cuộc thi viết

Th3222023
Đôi điều về việc lập dàn ý trước khi viết

Đôi điều về việc lập dàn ý trước khi viết

Th3202023

Học phép so sánh trong “Lục Vân Tiên”

Th3092023

Bài viết gần đây

  • Hai bài viết về “Hôm nay phải mở mang” trong một cuộc thi viết

    Hai bài viết về “Hôm nay phải mở mang” trong một cuộc thi viết

  • Đôi điều về việc lập dàn ý trước khi viết

    Đôi điều về việc lập dàn ý trước khi viết

  • Học phép so sánh trong “Lục Vân Tiên”

    Học phép so sánh trong “Lục Vân Tiên”

  • Cơ trưởng từ buồng lái – Một món ăn đã được nêm nếm chuẩn xác và bày biện công phu

    Cơ trưởng từ buồng lái – Một món ăn đã được nêm nếm chuẩn xác và bày biện công phu

  • Học cách sử dụng từ tượng thanh, tượng hình qua hồi ký của Ma Văn Kháng

    Học cách sử dụng từ tượng thanh, tượng hình qua hồi ký của Ma Văn Kháng

  • “Trách ai rẻ rúng cho ta sượng sùng” và vận dụng phép tiểu đối

    “Trách ai rẻ rúng cho ta sượng sùng” và vận dụng phép tiểu đối

  • “Hắn vừa đi vừa chửi” và thủ pháp đưa người đọc vào giữa câu chuyện

    “Hắn vừa đi vừa chửi” và thủ pháp đưa người đọc vào giữa câu chuyện


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2023 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang