NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
    • Tài liệu Chữ soạn
  • Về chúng tôi
Menu   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
    • Tài liệu Chữ soạn
  • Về chúng tôi

Home/Chuyện viết chữ/Học từ dân gian/Đôi điều về bài ca dao “Quạ kêu nam đáo nữ phòng”
Chuyện viết chữ, Học từ dân gian

Đôi điều về bài ca dao “Quạ kêu nam đáo nữ phòng”

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th505,2022
Quạ kêu nam đáo nữ phòng

(Ngày ngày viết chữ) “Quạ kêu nam đáo nữ phòng” là một bài ca dao thú vị của Nam Bộ và thường được biết đến qua giai điệu Lý quạ kêu. Bài viết này bàn đôi nét về ý nghĩa của bài ca dao đặc sắc này.

Nguyên văn bài ca dao như sau:
“Quạ kêu nam đáo nữ phòng,
Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.
Liệu bề đát được thì đươn,
Đừng gầy rồi bỏ thói thường cười chê.”

“Nam đáo nữ phòng” nghĩa là con trai đến phòng của con gái, vốn xuất phát từ câu:
“Nam đáo nữ phòng nam tất đãng,
Nữ đáo nam phòng nữ tất dâm.”
Nghĩa là con trai đến phòng của con gái thì ắt là người phóng đãng, còn con gái đến phòng của con trai thì ắt là người dâm dật. Đây là một lời răn kiểu lễ giáo ngày xưa.

“Liệu bề đát được thì đươn”. “Đươn” tức là “đan” trong “đan rổ”, “đan sọt”, (có nhiều bản viết nhầm thành “đương”). “Đươn” là dùng các nan tre cài vào nhau, làm thành lòng rổ thúng nia nong các loại. Còn “đát” là dùng các nan nhỏ (nhỏ hơn nan dùng để “đươn”) để cố định các nan đã đươn, phải có các nan nhỏ này mới có thể lên vành thúng mủng.

Nói chung, người làm nghề đan rổ rá các loại phải biết cả hai công đoạn “đươn” và “đát”, nếu chỉ biết “đươn” mà không biết “đát” thì không ra thành phẩm được. Cũng như nếu lỡ đem lòng nhớ thương người dưng khác họ, nam nếu lỡ đáo nữ phòng thì cũng phải tính đường sao cho vẹn toàn, chớ chỉ có biết “đươn” mà không biết “đát”, kẻo mà dở dang nhau.

Về từ “gầy”, trước đây có một biên tập viên hỏi Ngày ngày viết chữ rằng bạn biết từ “gây dựng”, nhưng thấy có người dùng “gầy dựng”, hỏi dùng “gầy dựng” có đúng không. Thực ra, “gầy” cũng là “gây”. Từ điển Hoàng Phê giảng: “Gầy” nghĩa là (1) gây cho thành, cho bắt đầu thật sự tồn tại (gầy vốn làm ăn, gầy giống) và (2) tạo ra cái cơ sở để từ đó làm tiếp cho thành hình (gầy gấu áo len).

Trong câu “Đừng gầy rồi bỏ thói thường cười chê” thì “gầy” mang nghĩa (2), mượn việc “đươn” giữa chừng rồi không “đát” được mà bỏ dở để ngụ ý chuyện nam nữ qua lại với nhau mà không đi đến đâu, sẽ bị “thói thường” gièm pha.

Tựu trung, bài ca dao này nói về chuyện tình yêu nam nữ giữa lề thói xã hội trước đây. Ngoài bản trên, còn có một số dị bản nữa, chẳng hạn:
“Quạ kêu nam đáo nữ phòng,
Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.
Chỉ điều ai khéo vấn vương,
Mỗi người mỗi xứ mà thương nhau đời.”

Hoặc là:
“Quạ kêu nam đáo nữ phòng,
Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.
Dẫu rằng khác họ người dưng,
Tâm đầu ý hiệp không thương sao đành.”

/ Thẻ: ca dao, chất liệu dân gian, tiếng Việt, văn học dân gian

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

Học cách sử dụng từ tượng thanh, tượng hình qua hồi ký của Ma Văn Kháng

Th2072023

“Trách ai rẻ rúng cho ta sượng sùng” và vận dụng phép tiểu đối

Th2052023
Tân niên cát tự - Mừng xuân Quý Mão 2023

Tân niên cát tự – Mừng xuân Quý Mão 2023

Th1272023

Bài viết gần đây

  • Hai bài viết về “Hôm nay phải mở mang” trong một cuộc thi viết

    Hai bài viết về “Hôm nay phải mở mang” trong một cuộc thi viết

  • Đôi điều về việc lập dàn ý trước khi viết

    Đôi điều về việc lập dàn ý trước khi viết

  • Học phép so sánh trong “Lục Vân Tiên”

    Học phép so sánh trong “Lục Vân Tiên”

  • Cơ trưởng từ buồng lái – Một món ăn đã được nêm nếm chuẩn xác và bày biện công phu

    Cơ trưởng từ buồng lái – Một món ăn đã được nêm nếm chuẩn xác và bày biện công phu

  • Học cách sử dụng từ tượng thanh, tượng hình qua hồi ký của Ma Văn Kháng

    Học cách sử dụng từ tượng thanh, tượng hình qua hồi ký của Ma Văn Kháng

  • “Trách ai rẻ rúng cho ta sượng sùng” và vận dụng phép tiểu đối

    “Trách ai rẻ rúng cho ta sượng sùng” và vận dụng phép tiểu đối

  • “Hắn vừa đi vừa chửi” và thủ pháp đưa người đọc vào giữa câu chuyện

    “Hắn vừa đi vừa chửi” và thủ pháp đưa người đọc vào giữa câu chuyện


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2023 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang