Gợi ý 40+ đầu sách nên đọc dành cho người làm nghề viết
| On Th614,2021(Ngày ngày viết chữ) Bài viết này Ngày ngày viết chữ giới thiệu ngắn gọn 40+ đầu sách mà người làm nghề viết nên đọc và nghiền ngẫm thường xuyên.
Vì có nhiều bạn đọc hỏi là người làm nghề viết thì nên đọc sách gì, thành thử Ngày ngày viết chữ mạo muội giới thiệu 40+ đầu sách này. Đây là 40+ đầu sách mà Ngày ngày viết chữ thấy thật sự có giá trị đối với người làm nghề viết.
Sở dĩ “40+” là vì danh sách này sẽ được cập nhật thêm.
TÊN SÁCH |
LÝ DO NÊN ĐỌC |
A. Sách tiếng Việt |
|
1. Đi tìm bản sắc tiếng Việt (Trịnh Sâm) | Đối với người không nghiên cứu ngôn ngữ, các sách này đều không dễ đọc, nhưng mà cũng dễ hơn nhiều so với các sách khác. Bạn đọc đọc chậm, ngấm dần dần sẽ thấy rất hữu ích, hiểu được nhiều vấn đề, nhiều mặt thú vị của tiếng Việt. |
2. Từ câu sai đến câu hay, Muôn màu lập luận (Nguyễn Đức Dân) | |
3. Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt (Cao Xuân Hạo) | |
4. Cuộc sống ở trong ngôn ngữ (Hoàng Tuệ) | |
5. Tiếng Việt lịch sử trước thế kỷ XX (Đinh Văn Đức chủ biên) | Sách lịch sử, giúp mình “ôn cố tri tân”. |
6. Lược sử Việt ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp chủ biên) | |
7. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) | Từ điển phổ thông nên nhiều từ còn thiếu, nhất là từ địa phương, nhưng về cơ bản, đây là cuốn từ điển tiếng Việt tốt nhất hiện nay. |
8. Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh) | Khá dễ xem, hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu từ Hán Việt. |
9. Chữ xưa còn một chút này (Nguyễn Thuỳ Dung) | Thật ngại quá, đây là sách của Ngày ngày viết chữ, nhưng nếu bạn đọc quan tâm nguồn gốc của từ vựng tiếng Việt thì có thể tham khảo sách này. |
B. Sách văn hoá Việt Nam |
|
10. Việt Nam văn hoá sử cương (Đào Duy Anh) | Tất cả những cuốn này đều có giá trị như sách nền tảng, nên đọc. |
11. Việt Nam phong tục (Phan Kế Bính) | |
12. Văn minh Việt Nam (Nguyễn Văn Huyên) | |
13. Hội hè lễ tết của người Việt (Nguyễn Văn Huyên) | |
14. Đất lề quê thói (Nhất Thanh) | |
15. Xã hội Việt Nam từ sơ sử đến cận đại (Lương Đức Thiệp) | |
16. Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) | Dành cho bạn đọc quan tâm văn hoá lịch sử Nam Bộ |
17. Văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ (Trần Ngọc Thêm chủ biên) | |
18. Các tác phẩm biên khảo của Sơn Nam | |
19. Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam (Ngô Đức Thịnh) | Khái quát đặc điểm văn hoá từng vùng của Việt Nam, rõ ràng, dễ hình dung. |
20. Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá (Đỗ Lai Thuý) | Một góc nhìn giải thích đặc điểm tính cách người Việt. |
21. Xứ Đông Dương (Paul Doumer) | Một cái nhìn bao quát Đông Dương trong con mắt Toàn quyền Đông Dương. Phù hợp với những bạn quan tâm kinh tế – xã hội Đông Dương. |
C. Sách văn học Việt Nam |
|
22. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan) | Dân gian luôn có nhiều điều đáng học hỏi, đọc những câu, những truyện này để vận dụng vào công việc viết hiện đại là một cách để tác phẩm của mìn gần gũi với người đọc hơn. |
23. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (2 quyển) (Nguyễn Đổng Chi) | |
24. Truyện Kiều (Nguyễn Du) | Học nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du, chẳng hạn nghệ thuật viết những câu cân xứng. Nên tìm bản Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải. Có điều kiện nên mua nhiều bản khác nhau để đối chiếu. Bản của Hội Kiều học còn có chữ Nôm để đối chiếu. |
25. Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) | Học một số từ cũ và lối viết mà như nói, phù hợp với bạn đọc quan tâm Nam Bộ. Nên tìm bản Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải. |
26. Đội gạo lên chùa và các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh | Có thể học cách viết câu tiếng Việt ngắn gọn, súc tích. |
27. Dế Mèn phiêu lưu ký và các tác phẩm đồng thoại của Tô Hoài | Văn học thiếu nhi giúp rèn lối viết giản dị, sáng rõ. |
28. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần) | |
29. Quốc văn giáo khoa thư (Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận) | Xem cách hành văn của người xưa và học cách viết câu gọn gàng, rõ nghĩa. |
D. Sách kỹ năng viết |
|
30. Thú chơi chữ (Lê Trung Hoa, Hồ Lê) | Học cách chơi chữ |
31. Tôi tự học (Thu Giang Nguyễn Duy Cần) | Tuy sách viết đã lâu, nhưng giá trị vẫn còn, đường hướng vẫn phù hợp. |
32. Để trở thành nhà văn (Thu Giang Nguyễn Duy Cần) | |
33. Để trở thành người Viết (T. Elborough, H. Gordon) | Xem xem các nhà văn lớn nói gì về nghề viết và làm thế nào để trở thành người viết. |
34. Ý tưởng này là của chúng mình (Huỳnh Vĩnh Sơn) | Có giá trị như sách nhập môn dành cho “người chơi hệ MarCom”. |
35. 90 – 20 – 30 (Huỳnh Vĩnh Sơn) | |
E. Một số tác phẩm văn học nước ngoài có thể học hỏi cách viết và cách tu từ |
|
36. Lão già mê đọc truyện tình (Luis Sepúlveda) | Xuất sắc không kém, nếu không nói là hơn hẳn Chuyện con mèo dạy hải âu bay. |
37. Lại thằng nhóc Emil (Astrid Lindgren) | Học cách tạo một chuỗi những cú twist và lối kể chuyện dí dỏm, hài hước. |
38. Loạt truyện Nhóc Nicolas (René Goscinny, Sempé) | |
39. Nhà giả kim (Paulo Coelho) | Học cách viết ngụ ý, giấu những suy tưởng vào trong những tình huống thông thường. |
40. Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry) | |
41. Các tác phẩm của David Walliams | Một bậc thầy kể chuyện mà sách nào cũng có bút pháp tu từ đáng nể. |
Như một người thợ mộc nhìn vào một thân cây gỗ, người viết chúng ta khi nhìn vào sách rất cần chú ý mổ xẻ, phân tích sách. Bởi lẽ, chúng ta không chỉ là người đọc, mà sau tất cả, chúng ta là người viết.
Chúc các bạn đọc sách vui vẻ và nghiệm được nhiều điều mới mẻ.