NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Sự kiện/Trò chuyện tuổi trẻ: Tôi học tiếng nước tôi
Sự kiện

Trò chuyện tuổi trẻ: Tôi học tiếng nước tôi

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th821,2024
Trò chuyện tuổi trẻ: Tôi học tiếng nước tôi | Ngày ngày viết chữ

(Ngày ngày viết chữ) Chúng ta vẫn thường có niềm tin rằng “tiếng Việt giàu và đẹp”, cũng thường bảo nhau phải “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Nhưng ngẫm lại thì, dựa vào cơ sở rõ ràng, chắc chắn nào để chúng ta tin rằng tiếng Việt giàu và đẹp? Và, thế nào là “tiếng Việt trong sáng” và “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là phải làm những gì, đồng thời không làm những gì?

Đây là một vài vấn đề mà Ngày ngày viết chữ đã chia sẻ tại buổi Trò chuyện tuổi trẻ chủ đề “Tôi học tiếng nước tôi”. Buổi trò chuyện được tổ chức vào sáng Chủ nhật, 08/09/2024 tại WorkFlow Space (quận 2).

Dưới đây là nội dung chương trình và các thông tin chung, bao gồm cách đăng ký:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Vắn tắt:
1. Vì sao nói “tiếng Việt giàu và đẹp”?
2. Nhìn vào tiếng Việt hiện nay, ta thấy gì?
3. Hiểu thế nào về chuyện “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”?
4. Ai đang định hình tiếng Việt?
5. Chúng ta nên học tiếng nước mình như thế nào?

Diễn giải cụ thể hơn:
1. Chúng ta vẫn thường có một niềm tin là “tiếng Việt giàu và đẹp”. Vậy thì vì sao mà chúng ta tin như vậy? Niềm tin này có cơ sở nào không?
2. Nhìn vào tiếng Việt hiện nay, ta thấy gì? Bạn có gặp hiện tượng dùng từ, đặt câu bất thường nào mà bạn thấy khó hiểu, khó chấp nhận không?
3. Những hiện tượng dùng từ, đặt câu bất thường ấy liệu có gây nguy hại cho “sự trong sáng” của tiếng Việt không? Chúng ta nên hiểu thế nào về “sự trong sáng của tiếng Việt” và “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là phải làm những gì, đồng thời không làm những gì?
4. Tiếng Việt là của anh, tiếng Việt là của tôi, tiếng Việt là của chúng ta, nhưng tiếng Việt cũng chẳng là của riêng ai cả. Vậy, ở thời điểm hiện tại, ai đang định hình tiếng Việt? Chúng ta đóng góp gì vào cuộc định hình đó?
5. Chúng ta nên học tập tiếng Việt ở đâu và như thế nào cho phù hợp với nhu cầu của mình?

THÔNG TIN CHUNG:
– Tên chương trình: Trò chuyện tuổi trẻ – Tôi học tiếng nước tôi;
– Thời gian: 09:00-11:00, Chủ nhật, 08/09/2024;
– Hình thức tổ chức: Trực tiếp tại WorkFlow Space (số 39 Nguyễn Duy Hiệu, Phường Thảo Điền, Quận 2) và online qua Zoom (nếu đủ 10 người đăng ký online);
– Người chủ trì: Anh Vũ Đức Trí Thể;
– Khách mời: Chị Nguyễn Thuỳ Dung – Chủ bút Ngày ngày viết chữ;
– Phí tham dự chương trình: Người đi làm: 300.000 VNĐ, Sinh viên: 200.000 VNĐ;
– Chương trình giới hạn khoảng 25 chỗ.

Đôi nét về anh Vũ Đức Trí Thể và Trò chuyện tuổi trẻ

Anh Vũ Đức Trí Thể là một nhà hoạt động giáo dục, là người sáng lập Alastic – Công ty đào tạo và tư vấn quản trị dành cho cá nhân và doanh nghiệp. Anh cũng là người đồng sáng lập WorkFlow Space, một nền tảng tích hợp dành cho xu hướng làm việc tự chủ.

“Trò chuyện tuổi trẻ” là một sáng kiến do anh Trí Thể và các cộng sự lập ra để đồng hành với người trẻ thông qua những buổi trò chuyện thân mật và có chất lượng về nhiều đề tài ở nhiều lĩnh vực. Đây là hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao tinh thần khiêm nhường, chân thành và mang tính gợi mở khi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. Chương trình có thu phí nhằm phục vụ công tác tổ chức.

Mọi thắc mắc về chương trình hoặc có vấn đề cần trợ giúp, quý bạn đọc vui lòng nhắn tin cho fanpage Ngày ngày viết chữ hoặc liên hệ qua e-mail ngayngayvietchu@gmail.com.

/ Thẻ: tiếng Việt

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

Những bài ca dao “sao đành” | Ngày ngày viết chữ

Những bài ca dao “sao đành”

Th5222025
[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
Những bài ca dao "chim bay về núi" | Ngày ngày viết chữ

Những bài ca dao “chim bay về núi”

Th4142025

Bài viết gần đây

  • Nỗ lực từng chút, ngòi bút nở hoa – Thêm một tựa sách để Ngày ngày viết chữ đồng hành với người học viết và làm nghề viết

    Nỗ lực từng chút, ngòi bút nở hoa – Thêm một tựa sách để Ngày ngày viết chữ đồng hành với người học viết và làm nghề viết

  • Những bài ca dao “sao đành”

    Những bài ca dao “sao đành”

  • Dậy sớm để viết

    Dậy sớm để viết

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2025 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang