NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Chuyện viết chữ/Người Việt với tiếng Việt/Quan niệm về cái đói trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt
Chuyện viết chữ, Người Việt với tiếng Việt

Quan niệm về cái đói trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th1207,2020
Quan niệm về cái đói trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt

(Ngày ngày viết chữ) Bài viết này nói về những quan niệm của người Việt đối với cái đói thể hiện qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao.


MỌI NGƯỜI CŨNG ĐỌC

>> Quan niệm về người già trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam


Các thành ngữ, tục ngữ, ca dao dưới đây được trình bày theo trình tự alphabet.

– Đói ăn muối cũng ngon: Lúc đã quá đói thì không còn kén chọn cầu kỳ nữa.

– Đói ăn vụng, túng làm càn: Hành động xằng bậy do hoàn cảnh thúc đẩy; Đói khổ quá khiến người ta sinh hư hỏng.

– Đói bạc râu, sầu bạc tóc: Đói ăn, phiền muộn khiến người chóng già.

– Đói bụng chồng, đau lòng vợ / Đói bụng chồng, hồng má vợ: Vợ chồng gắn bó mật thiết, chia sẻ ngọt bùi đắng cay.

– Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù thiếu thốn cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ: Dù nghèo cũng phải giữ nhân cách, không làm điều xằng bậy.

– Đói đảo ngói mà ăn: Một phong tục xưa để của cho con cháu. Nhà giàu khi xưa lợp ngói rất dày dặn phòng khi con cháu về sau nghèo khó thì đảo ngói lấy bớt ra mà bán lấy tiền ăn tiêu.

– Đói đầu gối phải bò: Lâm vào cảnh túng thiếu thì phải tìm mọi cách để kiếm ăn. Ca dao còn có câu: Đói thì đầu gối phải bò, Cái chân hay chạy, cái giò hay đi.

– Đói đến chết ba ngày Tết cũng no / No ba ngày Tết đói ba tháng hè: Dù có nghèo khổ đến đâu cũng cố vay mượn để được ăn uống dồi dào trong ba ngày Tết.

– Đói lòng ăn hột chà là, Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng: Lòng hiếu thảo của con cái.

– Đói lòng ăn nắm lá sung, Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng: Có thiếu thốn cũng phải biết chừng mực, việc nên thì làm, việc chăng thì chớ.

– Đói lòng con, héo hon cha mẹ: Nỗi khổ của cha mẹ khi để con bị thiếu thốn.

– Đói miếng hơn tiếng đời: Một quan niệm về đạo đức, thà chịu thiếu thốn về vật chất còn hơn bị mất thanh danh, phải chịu tiếng xấu.

– Đói năm không ai đói bữa: No đói về lâu về dài, một bữa không đáng là bao (ví dụ mời khách một bữa không đáng là bao, không nên keo kiệt).

– Đói ông ở nhà, không đói bà đi chợ: Đàn bà khi xưa đi chợ hay ăn quà.

– Đói ra kẻ chợ, đừng lên rợ mà chết: Kẻ chợ là thành thị, rợ là rừng rú. Ở nông thôn nghèo đói có đi kiếm ăn thì ra thành thị, chớ có lên rừng lên rú.

– Đói thì ăn ráy ăn khoai, chớ thấy lúa trổ tháng Hai mà mừng: Một kinh nghiệm trồng trọt, lúa trổ tháng Hai là mất mùa.

– Đói thì ăn vật, mất thì nói quàng: Vất là vơ vất, gặp cái gì cũng ăn. Người mất của thường xót của nên hay nghi ngờ quàng bậy.

– Đói trẻ chớ vội lo, giàu trẻ chớ vội mừng: Người trẻ tuổi cuộc đời còn nhiều thay đổi.

– Đói trong ruột không ai biết, rách ngoài cật nhiều kẻ hay: Cật là vỏ ngoài, bên ngoài của tre, nứa, mây. Dù thiếu đói cũng nên ăn mặc cho chỉnh tề, giữ vẻ ngoài cho đàng hoàng.

Ngoài ra còn một số cách nói diễn tả đói dữ dội, đói chết đi được, chẳng hạn: Đói bào gan bào ruột; Đói cào đói cấu; Đói hoa cả mắt; Đói run tay run chân; Đói dài răng; Đói vàng mắt;…

/ Thẻ: tiếng Việt, văn hóa ngôn ngữ, văn hóa Việt, văn học dân gian

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
Những bài ca dao "chim bay về núi" | Ngày ngày viết chữ

Những bài ca dao “chim bay về núi”

Th4142025
Thành ngữ gốc Hán - Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

Th4092025

Bài viết gần đây

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

  • Hương xuân đậu xuống vai mềm

    Hương xuân đậu xuống vai mềm

  • “Sắt cầm” và “sắt son”

    “Sắt cầm” và “sắt son”

  • Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

    Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2024 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang