NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Sách Chữ viết/Thư viện chữ/Hôm nay phải mở mang – Sách cho tay viết vỡ lòng hoặc muốn “thoát kiếp” vỡ lòng
Sách Chữ viết, Thư viện chữ

Hôm nay phải mở mang – Sách cho tay viết vỡ lòng hoặc muốn “thoát kiếp” vỡ lòng

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th804,2024
Hôm nay phải mở mang - Sách cho tay viết vỡ lòng hoặc muốn "thoát kiếp" vỡ lòng

(Ngày ngày viết chữ) Đây là một bài cảm nhận của bạn đọc sau khi đọc Hôm nay phải mở mang – Một tựa sách của Ngày ngày viết chữ dành cho người học viết và làm nghề viết.

Bài viết của bạn Moony, Ngày ngày viết chữ đăng ở đây để bạn đọc xa gần tham khảo. Dưới đây là nguyên văn bài viết:

Những người bắt đầu sở thích hoặc công việc viết lách, hầu như đều cùng ngổn ngang với những câu hỏi tương tự thế này:

Làm cách nào để gia tăng vốn từ?
Làm sao viết dài mà không lê thê?
Đâu là cách để triển khai một bài viết súc tích, mạch lạc?
Người viết nên đọc gì?
Có phải đợi có hứng mới có thể viết hay được không?
Tạo dựng phong cách, giọng văn cá nhân như thế nào?

Nghề viết là một nghề mang nhiều nỗi khó. Khó một ở việc ai cũng đã được phổ cập đọc viết suốt nhiều năm tháng ở nhà trường, nên khi bảo học lại về tiếng Việt, về ngữ pháp ai cũng ú ớ không biết bắt đầu từ đâu. Khó nhiều hơn ở chỗ chuyện chữ nghĩa nào giờ mang ít nhiều cảm tính, nên khó lòng để ai dạy ai viết hay được.

Chuyện khó là vậy đó. Nhưng Hôm nay phải mở mang, một tựa sách đáng mến của Ngày ngày viết chữ, lại trở thành một giáo trình vỡ lòng đầy đủ và dễ hiểu, dễ thực hành cho những người muốn nghiêm túc học viết, theo đuổi nghề viết.

Ở phần Một – Viết không đắn đo, sửa không nhân nhượng, Hôm nay phải mở mang bày cho người viết những việc tưởng đâu ai cũng biết rồi: đọc, nghe, viết và sửa. Nhưng khác là bày VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT NGƯỜI VIẾT.

Chúng ta vẫn đọc sách báo, vẫn lắng nghe và góp mặt trong nhiều cuộc đối thoại hàng ngày đó thôi. Tuy nhiên, làm tất cả những điều tưởng chừng đơn giản ấy với sự chú tâm và tư duy của một người viết, thì lại rất khác và đòi hỏi dụng công rất nhiều. Hôm nay phải mở mang đã giúp hệ thống hoá việc đọc, nghe, viết, sửa thành những bước đi cụ thể, có mục đích rõ ràng, giải quyết cho từng nhu cầu và mục tiêu xác đáng, để những người học viết lấy đó làm tiêu chí đánh giá cho các hoạt động thực hành của mình.

Đơn cử như chương Hôm nay mình đọc gì?, việc đọc vốn thường được xem là gu cá nhân, nhưng Hôm nay phải mở mang đã có những tổng hợp kèm lý do rất xác đáng cho từng tựa sách được gợi ý. Muốn viết hồn nhiên, giản dị thì đâu là sách phù hợp. Muốn học cách chơi chữ, muốn nâng cao kỹ năng tu từ thì đầu sách nào có thể hỗ trợ.

Tôi đặc biệt thích chương Hôm nay mình sửa gì? Khi làm việc với những người viết còn chân ướt chân ráo, tôi mất nhiều thời gian và kiên nhẫn trong việc điều chỉnh và hướng dẫn các bạn về các quy cách đặt dấu câu cho đúng. Chương này hoàn toàn có thể trở thành một bảng quy tắc treo tường ở mọi bàn làm việc để những cây bút non đối chiếu và noi theo.

Với tôi, phần Một hướng đến mục tiêu “viết sao cho đúng” thì phần Hai – Đường đi ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân, bắt đầu hé mở cánh cửa của thế giới viết sao cho hay.

Chính ở phần này, tác giả đã “mở mang” cho những người viết một góc nhìn rất khác và cũng rất thuyết phục về nghề viết: việc thực hành viết lách không cần và không nên dựa vào cảm hứng. Ngược lại, viết là một công việc đòi hỏi tính kỷ luật và logic rất cao. Nếu bạn cứ tiếp tục tuỳ hứng hay buông tay chờ nàng thơ của mình đến gửi gắm tâm tình, thì bạn sẽ khó lòng trở thành một tay viết chuyên nghiệp.

Điển hình như chương Hôm nay mình phải vượt qua cơn đốn bút tự thân, tác giả đã giúp chỉ ra những lý do người viết gặp phải cơn đốn bút (writer block) và chi tiết từng bước tháo gỡ những rào cản này. Đọc đến đây, những tay mơ quen thói đề cao cảm hứng và chỉ viết khi có cảm xúc hẳn là sẽ hổ thẹn đôi phần.

Thiết nghĩ, bất kỳ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi một nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, một bề dày kinh nghiệm và tính kiên trì thực hành ngày ngày, tháng tháng, năm năm không ngừng nghỉ. Trở thành người viết chuyên nghiệp và có thể kiếm sống trên chữ nghĩa ông cha là một hành trình dài, chỉ dành cho những ai nghiêm túc và tận tuỵ.

Mới nghe thôi đã khó. Dấn thân vào lại càng dễ nản lòng. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hay đã lỡ tự dò dẫm đi một quãng rất xa không tìm thấy lối thoát, thì có thể thử khởi phát với Hôm nay phải mở mang – một tựa sách dễ đọc, dễ tiếp thu nhưng để làm đúng và làm đủ có thể mất đến hai, ba năm ròng rã. Nhưng ít nhất, sau quãng thời gian dùi mài ấy, bạn chắc chắn sẽ không còn là một tay viết vỡ lòng nữa.

Ngày ngày viết chữ cảm ơn bạn Moony. Dưới đây là thông tin sách:
Tên sách: HÔM NAY PHẢI MỞ MANG – Một tựa sách của Ngày ngày viết chữ dành cho người học viết và làm nghề viết
Tác giả: Nguyễn Thuỳ Dung
Nhà xuất bản Thế Giới
Đơn vị phát hành: Wave Books
Khổ sách: 14,5×20,5cm
Độ dày: 208 trang (in màu)
Giá bìa: 119.000 đồng
Quý bạn đọc muốn sắm Hôm nay phải mở mang, có thể đặt sách tại đây ạ.
/ Thẻ: học viết chữ, kỹ năng viết, kỹ thuật viết, sách, sách của Ngày ngày viết chữ

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút | Ngày ngày viết chữ

5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

Th4022025
Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Th1082025

Bài viết gần đây

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

  • Hương xuân đậu xuống vai mềm

    Hương xuân đậu xuống vai mềm

  • “Sắt cầm” và “sắt son”

    “Sắt cầm” và “sắt son”

  • Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

    Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2024 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang