TCCĐ – Vài vấn đề dùng từ đặt câu trên truyền thông đại chúng
| On Th330,2023(Ngày ngày viết chữ) Đây là buổi trò chuyện xoay quanh một số lỗi hoặc một số hiện tượng mới về câu chữ trên báo chí và các kênh thông tin đại chúng hiện nay.
Chào các bạn!
Chuyện là tối thứ Bảy, ngày 15/04/2023, Ngày ngày viết chữ sẽ tổ chức một buổi trò chuyện online dành cho học viên và bạn đọc. Chủ đề buổi trò chuyện là “Vài vấn đề dùng từ đặt câu trên truyền thông đại chúng”. Buổi trò chuyện sẽ xoay quanh một số lỗi hoặc một số hiện tượng mới về câu chữ trên báo chí và các kênh thông tin đại chúng hiện nay.
Khác với những buổi trò chuyện trước đây chỉ có đại diện của Ngày ngày viết chữ, buổi trò chuyện lần này còn có sự góp mặt quan trọng của dịch giả, tác giả Trần Tiễn Cao Đăng. Dưới đây là đôi nét về khách mời để các bạn tham khảo.
Thông tin khách mời
Thầy Trần Tiễn Cao Đăng là một dịch giả, tác giả, giảng viên và biên tập viên tự do. Vì công việc liên quan mật thiết với ngôn ngữ, nên thầy thường xuyên quan sát những hiện tượng chữ nghĩa đang diễn ra, xem xem có những trường hợp chệch chuẩn nào, công chúng tiếp nhận hoặc từ chối những trường hợp đó ra sao. Ngày ngày viết chữ tin rằng một buổi trò chuyện với một người có kinh nghiệm dày dặn và cái nhìn cởi mở như thầy sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn học viên trong việc mài giũa câu chữ.
Ngày ngày viết chữ xin được giới thiệu một ít tác phẩm thầy đã viết và đã dịch, cùng vài giải thưởng thầy đã nhận để bạn đọc có thể hình dung phần nào mức độ lao động chữ nghĩa của thầy. (Có lẽ trong số này có không ít tác phẩm quen thuộc với các bạn.)
1. Tác phẩm viết:
– Baroque và ẩn hoa (tập truyện ngắn, 2005);
– Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian (tiểu thuyết, 2016);
– Những gặp gỡ không thể có (tập truyện, 2018).
2. Tác phẩm dịch:
– Từ điển Khazar (tiểu thuyết, của Milorad Pavic);
– Biên niên ký Chim vặn dây cót (tiểu thuyết, của Haruki Murakami);
– Mãi đừng xa tôi (tiểu thuyết, của Kazuo Ishiguro);
– Nếu một đêm đông có người lữ khách (tiểu thuyết, của Italo Calvino);
– 2666 (tiểu thuyết, của Roberto Bolaño);
– Những thứ họ mang (tập truyện, của Tim O’Brien);
– Xứ cát (tiểu thuyết, của Frank Herbert);
– Tên của khí trời (tiểu thuyết, của Alberto Ruy Sánchez);
– Súng, vi trùng và thép (nonfiction, của Jared Diamond);
– Trinh thám hoang dã (tiểu thuyết, của Roberto Bolaño, sẽ in);
– (…).
3. Giải thưởng đã nhận:
– Giải thưởng dịch thuật năm 2007 của Hội Nhà văn Hà Nội cho bản dịch “Biên niên ký Chim vặn dây cót”;
– Giải thưởng dịch thuật năm 2020 của Hội Nhà văn Hà Nội cho bản dịch “2666”;
– Giải A Giải thưởng Quốc gia về dịch thuật năm 2021 cho bản dịch “Súng, vi trùng và thép”.
Thông tin chương trình:
– Thời gian:
+ Lần 1: 19g30 – 21g30 thứ Bảy, 15/04/2023;
+ Lần 2: 19g30 – 22g00 thứ Bảy, 13/05/2023;
– Hình thức: Online trên Google Meet;
– Phí tham gia: 150.000 đồng/người;
– Yêu cầu: Chỉ đăng ký khi bạn chắc chắn tham gia được.
Để tham gia buổi trò chuyện, quý bạn đọc và các bạn học viên vui lòng bấm Đăng ký tham gia và trả lời chính xác, đầy đủ các mục trong biểu mẫu.
Sau khi bạn điền và gửi biểu mẫu thành công, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi thư xác nhận và hướng dẫn chuyển khoản cho bạn qua email mà bạn đăng ký.
Một số lưu ý để việc đăng ký được suôn sẻ: 1. Trong biểu mẫu đăng ký, nhớ điền chính xác họ tên, email của bạn. 2. Trong vòng 24 giờ sau khi bạn điền biểu mẫu, vui lòng kiểm tra hộp thư của bạn (kể cả Spam) để nhận thư xác nhận của Ngày ngày viết chữ và thực hiện chuyển khoản. 3. Việc đăng ký chỉ được xem là thành công khi bạn đã xác nhận chuyển khoản phí tham gia chương trình. |
Một lưu ý nho nhỏ nữa là, vì chương trình có hạn chế số lượng (Ngày ngày viết chữ dự kiến khoảng 50 người, bao gồm cả học viên và bạn đọc), thành thử, nếu bạn thật sự muốn tham gia, vui lòng hoàn thành biểu mẫu và chuyển khoản sớm để giữ chỗ nhé.
Mọi thắc mắc về chương trình, các bạn vui lòng nhắn tin cho Ngày ngày viết chữ qua fanpage nhé! Ngày ngày viết chữ cảm ơn và hẹn gặp bạn trong buổi trò chuyện.