NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Chuyện viết chữ/Kỹ-nghệ viết/3 câu hỏi nên đặt ra khi xây dựng nhân vật
Chuyện viết chữ, Kỹ-nghệ viết

3 câu hỏi nên đặt ra khi xây dựng nhân vật

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th605,2024
3 câu hỏi nên đặt ra khi xây dựng nhân vật | Ngày ngày viết chữ

(Ngày ngày viết chữ) Xây dựng nhân vật luôn là một việc có tính mấu chốt khi viết tác phẩm hư cấu. Làm sao để nhân vật của mình có hồn và khác biệt, đó là một nỗi trăn trở của nhiều người viết.

Trong bài viết này, Ngày ngày viết chữ gợi ý cho các bạn ba câu hỏi, hy vọng việc trả lời ba câu hỏi này sẽ giúp các bạn vơi bớt nỗi trăn trở mỗi khi mở một trang viết ra và xây dựng nhân vật.

Câu hỏi thứ nhất: Nhân vật của bạn khát vọng điều gì nhất?

Mỗi người đều có một khát vọng nào đó. Đó có thể là khát vọng tình cảm, khát vọng với công danh sự nghiệp, khát vọng trả thù hoặc cũng có thể khát vọng làm chuyện có ích cho đời. Khát vọng ấy là việc mà ta muốn làm nhất, muốn theo đuổi nhất.

Bất kể nhân vật của bạn khát vọng điều gì, cũng hãy xoáy vào khát vọng ấy đầu tiên, hình dung nó cho thật rõ ràng, thật cụ thể. Khát vọng ấy chính là nguồn lực thúc đẩy nhân vật bước về phía trước, thúc đẩy tác phẩm đi từ dòng đầu tiên đến dòng cuối cùng.

Câu hỏi thứ hai: Nhân vật của bạn sợ hãi điều gì nhất?

Mỗi người đều có một nỗi sợ hãi nào đó. Ở đây chúng ta không nói tới những nỗi sợ kiểu sợ sâu, sợ rắn hay sợ ma. Ở đây chúng ta nói tới những nỗi sợ thẳm sâu hơn, và cũng căng thẳng hơn, đó là nỗi sợ trong nội tâm như sợ thất bại trong tình cảm, sợ không kịp phụng dưỡng cha mẹ, sợ việc làm xấu xí trong quá khứ bị bóc trần, v.v..

Nỗi sợ này, tốt nhất là nên có liên hệ với khát vọng. Nếu khát vọng là A thì nỗi sợ chính là -A. Hay nói cách khác, nỗi sợ chính là thứ ngăn nhân vật đạt tới khát vọng. Nỗi sợ thậm chí khiến nhân vật tuyệt vọng. Và điều khiến câu chuyện cuốn hút chính là ở chỗ nhân vật học cách chế ngự nỗi sợ, vượt qua nỗi sợ hoặc phạm sai lầm để đạt tới khát vọng. (Thảng hoặc, nhân vật có thể không thành công và bị nỗi sợ nhấn chìm.)

Câu hỏi thứ ba: Có điều gì khiến độc giả nhớ về nhân vật sau khi gấp sách lại?

Nếu hai câu hỏi trên bàn về hình tượng tổng thể thì câu hỏi này đi vào hình tượng chi tiết của nhân vật.
Tất cả chúng ta đều có những đặc điểm về diện mạo, thói quen, phong cách riêng, lối tư duy, kiểu hành vi nổi bật giữa đám đông. Khi xây dựng nhân vật chúng ta cũng phải chú ý khắc hoạ những đặc điểm này. Và, những đặc điểm này phải trực quan, có thể hơi phô trương một chút nhằm tăng thêm phần kịch tính.

Hy vọng là, ba câu hỏi trên đã phần nào giúp các bạn có phương hướng để xây dựng nhân vật từ tổng thể đến chi tiết. Tất nhiên, đây chỉ là ba câu hỏi sơ bộ, chúng ta có thể đặt thêm nhiều câu hỏi khác để bảng thiết kế nhân vật của mình được đa chiều hơn và toàn diện hơn.

Bạn có thể đọc thêm vài mẹo viết thoại hoặc viết ở ngôi thứ nhất qua hai bài viết dưới đây:

>> 3 cách để viết lời thoại sống động hơn
>> 3 vấn đề khi kể chuyện bằng “tôi” và cách thuyết phục

/ Thẻ: kỹ năng viết, kỹ thuật viết

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút | Ngày ngày viết chữ

5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

Th4022025
Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Th1082025

Bài viết gần đây

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

  • Hương xuân đậu xuống vai mềm

    Hương xuân đậu xuống vai mềm

  • “Sắt cầm” và “sắt son”

    “Sắt cầm” và “sắt son”

  • Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

    Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2024 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang