NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Chuyện viết chữ/Dùng từ đặt câu/Về từ “chung tình” hoặc “tình chung” trong tiếng Việt
Chuyện viết chữ, Dùng từ đặt câu

Về từ “chung tình” hoặc “tình chung” trong tiếng Việt

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th1007,2024
Về từ "chung tình" hoặc "tình chung" trong tiếng Việt

(Ngày ngày viết chữ) “Chung tình” (hoặc “tình chung”) là một từ thú vị. Chữ “chung” trong trường hợp này không phải là chữ “chung” trong “chung thuỷ” (hoặc cũng dùng “thuỷ chung”).

Có câu ca dao rằng:
“Anh đi đường ấy xa xa,
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
Nước non một gánh chung tình,
Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng?”

– Chung (鍾) danh từ là chiếc chén nhỏ đựng rượu, đựng trà nước (chung rượu, chung trà), động từ là hun đúc, un đúc, tụ lại.
– Tình (情) là những mối cảm xúc trong lòng phát động ra ngoài, thường chỉ cảm xúc yêu mến, muốn gắn bó. (Tình cũng có thể gồm mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình.)

Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng “chung tình” là “ái tình rất mật thiết như hình đúc nên”, Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế giảng “chung tình” là “tình yêu chung đúc(*) vào một người, không xao lãng”.

“Chung tình” còn được dùng hoán dụ để chỉ người yêu. Nét nghĩa “chung tình” được dùng để chỉ người yêu này được Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức ghi nhận và cho ví dụ là câu ca dao “Thò tay vuốt ngực chung tình, Nước sôi còn nguội, huống chi mình với tôi”. Hoặc như trong bài này thì câu ca dao số 2 bên dưới cũng là phép hoán dụ chỉ người yêu.

Ngoài “chung tình” còn có cách dùng “tình chung”, ý nghĩa tương tự nhau, đều đang muốn diễn tả một tình yêu hun đúc vào một người duy nhất. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng “tình chung” là “mối tình chung thuỷ dành cho một người duy nhất” còn “chung tình” là “có tình yêu dành cho một người duy nhất”.

Chữ chung – 鍾 còn được dùng thông nghĩa với chữ chung 鐘 và mang nghĩa là chiếc chuông, nên chung tình 鍾情 cũng còn được viết là 鐘情. Xin phân biệt với “chung” (終) có nghĩa là chấm hết, kết thúc, cuối cùng trong trường hợp thuỷ chung, chung kết, chung quy.

Bên cạnh “chung tình” còn có cách dùng “chung ái” (鍾愛), nghĩa cũng là tình yêu mến hun đúc lại.


Đọc thêm: Hai kiểu hẹn thề của người Việt trong ca dao


Ca dao ta có nhiều câu sử dụng từ “tình chung” và “chung tình” chan chứa cảm xúc như sau:

A. Chung tình:

1. Bao giờ cho mõ xa đình,
Hạc xa hương án chung tình mới xa.

2. Cầu ao ván yếu gập ghềnh,
Chân lần tay dắt chung tình đi qua.

3. Bước lên đất sụp bờ sình,
Lời giao ngôn tôi lỡ hứa, chung tình tôi phải ra đi.

4. Canh tư hạc đậu nhành mai,
Sương sa lác đác biết đâu mà tầm.
Canh năm nằm dựa phòng loan,
Mỏi mòn chờ đợi người bạn chung tình của anh.

5. Chuyện chung tình khăng khắng,
Cắn lấy hột cơm nhai.
Ngọn rau lang đỡ bữa,
Liễu với mai đừng lìa.

6. Cha già con dại chờ mong,
Anh đi vui thú chơi rong một mình.
Uổng công cha mẹ sinh thành,
Uổng công gánh chữ chung tình của em.

7. Dế ngậm sầu nhiều câu rỉ rả,
Nhớ bạn chung tình thức cả đêm đông.

B. Tình chung:

8. Thân tui thui thủi một mình,
Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang.
Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng,
Tui xin được dạo cung đàn tình chung.

9. Một trăng được mấy Cuội ngồi,
Một thuyền chở được mấy người tình chung.

10. Lòng qua như sắt nói chắc một lời,
Bạc tiền chẳng trọng, chỉ trọng người tình chung.

11. Hôm nay sum họp trúc mai,
Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm.

12. Nhớ ai em những khóc thầm,
Năm thân áo vải, ướt đầm như mưa.
Nhớ ai, ai nhớ sao mờ,
Tình chung mà để thờ ơ sao đành.

/ Thẻ: ca dao, tiếng Việt

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
Những bài ca dao "chim bay về núi" | Ngày ngày viết chữ

Những bài ca dao “chim bay về núi”

Th4142025
Thành ngữ gốc Hán - Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

Th4092025

Bài viết gần đây

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

  • Hương xuân đậu xuống vai mềm

    Hương xuân đậu xuống vai mềm

  • “Sắt cầm” và “sắt son”

    “Sắt cầm” và “sắt son”

  • Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

    Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2024 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang