NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Chuyện viết chữ/Dùng từ đặt câu/Một vài cách nói chết bằng từ Hán Việt
Chuyện viết chữ, Dùng từ đặt câu

Một vài cách nói chết bằng từ Hán Việt

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th1212,2022
Một vài cách nói "qua đời" bằng từ Hán Việt | Ngày ngày viết chữ

(Ngày ngày viết chữ) Bài viết này giới thiệu một số cách nói đến chuyện chết, đến việc qua đời bằng từ Hán Việt. Ở đây không đề cập những từ Hán Việt quen thuộc như “hy sinh”, “tạ thế”, “băng hà”,… mà chỉ nhắc đến một số từ nom lạ lạ, ngày nay ít dùng.

Bài viết cũng không có mục đích gì đặc biệt, vì Ngày ngày viết chữ đọc từ điển thấy nhiều cách nói về “chết” khá hay nên giới thiệu thôi. Những bạn sáng tác truyện lấy bối cảnh xa xưa nếu ưng có thể tham khảo. Lưu ý, bài viết đề cập chuyện cũng hơi nhạy cảm nên bạn hãy giữ tinh thần thoải mái rồi hẵng đọc.

1. Khoá hạc – 跨鶴

“Khoá” là cưỡi lên trên hoặc vượt qua. “Hạc” là con chim hạc, thường là vật biểu tượng cho tuổi thọ hoặc cõi tiên.

“Khoá hạc” tức là cưỡi chim hạc, nghĩa bóng là thành tiên, cưỡi hạc lên tiên, ý nói chết.


2. Mai cốt – 埋骨

“Mai” là chôn vùi, che lấp, ẩn giấu, như “mai táng” là chôn cất người chết, “mai phục” là nấp mình. “Cốt” là xương.

“Mai cốt” – chôn xương, nghĩa là ch-ết.

Còn “mai danh” nghĩa là chôn tên, ý là giấu tên tuổi, chỉ sự ở ẩn. Thành ngữ có câu “mai cốt bất mai danh” 埋骨不埋名 nghĩa là chôn xương không chôn tiếng = Người chết mà tiếng vẫn còn (thường dùng về nghĩa xấu).


3. Quy chân – 歸真

“Quy” là về, trở về. “Chân” là thành thực rất mực, người tu hành thành tiên lên trời cũng gọi là “chân”, người tu hành đắc đạo gọi là “chân nhân”.

“Quy chân” nghĩa là trở về chỗ gốc của mình, trở về với con người thật của mình. Trong tiếng nhà Phật “quy chân” cũng được dùng để chỉ sự chết.

Ngoài “quy chân” còn có “quy thiên”, “quy tiên” cũng dùng để chỉ sự chết.


4. Thất lộc – 失祿

“Thất” là mất, đánh mất, thường dùng trong “thất học”, “thất nghiệp”, “thất tình”,… “Lộc” là tốt lành hoặc bổng lộc các thứ.

“Thất lộc” là mất của trời cho, ý nói chết. Ngoài ra cũng dùng “bất lộc” với nghĩa tương tự.


5. Thọ chung – 壽終

“Thọ” là sống lâu, tuổi già. “Chung” là hết, cuối, kết thúc, cũng thường dùng để chỉ chuyện “ch-ết”, như lúc sắp ch-ết gọi là “lâm chung”.

“Thọ chung” nghĩa là hết ngày thọ, tức là “ch-ết”, thường dùng để chỉ sự ch-ết lành, hưởng được hết tuổi trời mới ch-ết. Ngoài ra còn có từ “mệnh chung” 命終 cũng chỉ sinh mệnh chấm dứt.


6. Vĩnh thệ – 永逝

“Vĩnh” là mãi, mãi mãi. “Thệ” là đi luôn không trở lại, cũng thường dùng để chỉ sự chết.

“Vĩnh thệ” là đi mãi, tức là chết. Ngoài ra còn có từ “thệ thế” 逝世 cũng có nghĩa như vậy.


Thơ của Văn Thiên Tường có câu:

Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
人生自古誰無死,
留取丹心照汗青。

Nghĩa là:
Người đời xưa nay ai không phải ch-ết,
Để lại tấm lòng son soi vào sử xanh.

Hai câu này Nguyễn Công Trứ có mượn lại dùng trong bài “Chí làm trai” của mình. (Nhưng trong “Chí làm trai”, có bản chép “thuỳ vô nghệ” thay vì “thuỳ vô tử”.)

Nói thêm về từ “hãn thanh” – 汗青. “Hãn” là mồ hôi. “Thanh” ở đây chỉ tre xanh, thẻ tre. “Hãn thanh” là tre xanh đổ mồ hôi, chỉ sách vở, sách sử. Thời xưa lấy thanh tre nướng lên cho bay hơi nước, rồi viết chữ vào để giữ được lâu.

/ Thẻ: tiếng Việt, từ Hán Việt

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
Những bài ca dao "chim bay về núi" | Ngày ngày viết chữ

Những bài ca dao “chim bay về núi”

Th4142025
Thành ngữ gốc Hán - Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

Th4092025

Bài viết gần đây

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

  • Hương xuân đậu xuống vai mềm

    Hương xuân đậu xuống vai mềm

  • “Sắt cầm” và “sắt son”

    “Sắt cầm” và “sắt son”

  • Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

    Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2024 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang