NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Chuyện viết chữ/Kỹ-nghệ viết/Hôm nay mình chủ động “đốn bút”
Chuyện viết chữ, Kỹ-nghệ viết

Hôm nay mình chủ động “đốn bút”

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th109,2023
Hôm nay mình chủ động đốn bút

(Ngày ngày viết chữ) Phải làm thế nào nếu mình thực sự không viết được, cố gắng cách mấy cũng không có tinh thần để “cầm bút”. Chà, có lẽ đã đến lúc mình chủ động “đốn bút” rồi.

“Đốn bút”, cụ thể là “đốn bút tự thân” là chuyện khi đang viết thì có nguyên nhân gì đó khiến mình phải dừng viết. Chi tiết về việc làm thế nào để vượt qua cơn đốn bút tự thân, mời quý bạn đọc xem chương 6, cuốn sách Hôm nay phải mở mang của Ngày ngày viết chữ. Còn bây giờ, chúng ta sẽ nói về việc chủ động “đốn bút”, tức là việc chủ động cho mình những quãng nghỉ, tạm không viết nữa.

Như trong bài Lập một kế hoạch viết có đề cập, chuyện khó nhất để làm một người viết lách tự thân (người viết vì nhu cầu của chính mình như viết blog hoặc sáng tác văn chương chứ không phải công việc mưu sinh chính thức), không phải là vấn đề ngôn ngữ mà là chuyện giữ cho bản thân làm việc có kỷ luật. Do đó, để cho công việc viết lách không chuyên này được diễn ra đều đặn, chúng ta rất cần một kế hoạch. Tuy vậy, vẫn có những lúc chúng ta buộc lòng phải phá vỡ kế hoạch, đó là những lúc chúng ta cần một cuộc chủ động đốn bút.


3 dấu hiệu cho thấy bạn nên chủ động đốn bút

1. Bạn đang có những ưu tiên khác

Với một số bạn, viết lách không phải là ưu tiên số một. Và có lúc chúng ta nhận ra (một cách chua chát) rằng kể cả khi mình có ham muốn tột bậc với viết lách thì vẫn có những mặt khác của cuộc sống so ra còn quan trọng hơn – cơm áo gạo tiền chẳng hạn. Đó hẳn là lý do mà trong buổi trò chuyện Một năm “văn thái phong lưu”, có nhiều bạn đặt câu hỏi xoay quanh chuyện “cơm áo không đùa với khách thơ”.

Sẽ rất lý tưởng nếu như cuộc sống của mình có dư dả thời gian, không có quá nhiều chuyện phải lo toan, để mình còn sức lực viết. Nhưng lỡ mà mình có quá nhiều ưu tiên khác, xoay xở đủ cách mà vẫn không đào đâu ra chút rỗi rãi, vậy thì mình hãy mạnh dạn dừng viết. Thật ra, điều khiến chúng ta phiền não không chỉ là áp lực công việc, áp lực cơm áo. Điều khiến chúng ta phiền não có khi là cảm giác không buông xuống được, cảm giác tự trách bản thân vì muốn viết mà không thể viết. Dần dà, viết sẽ trở thành một gánh nặng trong lòng, một nỗi sợ hãi. Thành thử, nếu mà có những ưu tiên khác, chúng ta tạm gác ngòi bút lại cũng được.

Và chúng ta sẽ quay trở lại vào một thời điểm thiên thời – địa lợi – nhân hoà hơn.

2. Bạn tạm thời không biết viết gì

Có đôi khi, chúng ta có quá nhiều câu chuyện để kể, nhiều thông điệp chờ được truyền đạt. Lại có đôi khi, nghĩ mãi cũng không ra chuyện gì để mà kể, để mà viết.

Người viết có lẽ chẳng khác chiếc bút cho lắm. Bút có lúc hết mực. Người viết cũng có lúc hết chuyện. Bút hết mực thì nạp mực. Người hết chuyện thì tìm cách nạp đầu vào cho thêm chuyện. Nạp được rồi ta lại viết tiếp.

3. Bạn thấy mệt lử, thực sự không muốn viết

Cảm giác không muốn viết nhiều khi là do bạn thấy kiệt sức vì công việc bộn bề, vì một mối quan hệ tồi tệ, hoặc đơn giản vì bạn đã viết một thời gian rất dài. Ngày nào cũng viết mà viết suốt ba năm thì cũng dễ lả người thật. Những lúc thế này, bạn cần cho mình một kỳ nghỉ ngắn.

Tạm nghỉ để phục hồi thể lực, làm tươi mới lại đầu óc của mình, chờ khoẻ hẳn rồi hẵng viết, đừng miễn cưỡng bản thân.


4 việc hữu ích nên làm trong thời gian chủ động đốn bút

Trong thời gian tạm ngưng viết, chúng ta có thể tranh thủ nạp đầu vào. Có bốn cách nạp đầu vào hiệu quả, tạm gọi là đọc – đến – nghe – gặp.

Đọc thêm dăm ba quyển sách, đến những nơi chưa từng đến trong thành phố của mình, nghe vài bài phỏng vấn chuyên gia, gặp mấy người bạn cũ – hoặc là gặp những anh chị cũng làm công việc viết lách như mình. Tuỳ theo chủ đề mình quan tâm cũng như hình thức mình dễ tiếp thu (có người học hỏi bằng cách nghe file ghi âm rất tốt nhưng có người phải gặp mặt trực tiếp nói chuyện mới ra vấn đề), bạn tự chọn lấy cho mình vài cách để nạp “nhiên liệu”.

Tất nhiên, không phải mọi quyển sách mình đọc, mọi nơi mình đến, mọi lời mình nghe, mọi người mình gặp đều có tác dụng giúp mình nạp được đầu vào. Kiểu gì thì mình cũng cần chắt lọc qua một (vài) lượt. Nhưng trước hết mình phải chủ động đón nhận thì mới có cái để lọc.

Và điều quan trọng cần nhớ là, quãng thời gian chủ động đốn bút này chỉ là một kỳ nghỉ phép có thời hạn. Và gì thì gì, chúng ta cũng phải quay lại và cầm bút lên nha.

/ Thẻ: chuyện viết chữ, kỹ năng viết, kỹ thuật viết, Viết

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút | Ngày ngày viết chữ

5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

Th4022025
Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Th1082025

Bài viết gần đây

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

  • Hương xuân đậu xuống vai mềm

    Hương xuân đậu xuống vai mềm

  • “Sắt cầm” và “sắt son”

    “Sắt cầm” và “sắt son”

  • Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

    Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2024 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang