NNVC | NGÔN NGỮ VI CHỈ

Ngày ngày viết chữ
Menu
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi
Ngày ngày viết chữ Menu chữ   ≡ ╳
  • Trang Chủ
  • Chuyện viết chữ
    • Kỹ-nghệ viết
    • Dùng từ đặt câu
    • Cổ mỹ từ
    • Học từ dân gian
    • Ngòi bút người xưa
    • Người Việt với tiếng Việt
  • Học viết chữ
  • Sự kiện chữ
  • Thư viện chữ
    • Sách Chữ viết
    • Sách Chữ đọc
  • Về chúng tôi

Home/Sách Chữ đọc/Đọc văn học dân gian thì đọc gì?
Sách Chữ đọc

Đọc văn học dân gian thì đọc gì?

Posted by  Nguyễn Thuỳ Dung | On  Th517,2023
Đọc văn học dân gian thì đọc gì? | Ngày ngày viết chữ

(Ngày ngày viết chữ) Khi làm công việc giảng dạy và tư vấn về viết lách, chúng tôi thường xuyên khuyến khích học viên của mình “hãy đọc văn học dân gian nhiều hơn”. Một số học viên nghe lời khuyên này thì sẽ hỏi, “cụ thể thì đọc văn học dân gian thì đọc gì?”. Bài viết này là để trả lời cho câu hỏi ấy.

1. “Văn học dân gian Việt Nam” của Nguyễn Xuân Kính

Nguyễn Xuân Kính là nhà nghiên cứu văn học dân gian và văn hoá dân gian. Ông có rất nhiều công trình liên quan đến hai lĩnh vực này, cuốn Văn học dân gian Việt Nam là một trong số đó.

Cuốn sách gồm sáu phần, cụ thể như sau:

– Phần 1: Khái quát về văn học dân gian Việt Nam và thuộc tính của nó.

– Phần 2: Khoa nghiên cứu, tác gia và công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian.

– Phần 3: Lịch sử văn học dân gian.

– Phần 4: Thể loại và tác phẩm văn học dân gian.

– Phần 5: Vùng và tiểu vùng văn học dân gian.

– Phần 6: Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.

Với nội dung như vậy, cuốn sách có thể nói là một tài liệu tham khảo tốt cho người mới bước đầu tiếp cận văn học dân gian.

Đáng chú ý là phần 2 của sách có giới thiệu một số nhà nghiên cứu có những công trình nổi bật – như Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh,… Bạn đọc có thể dựa vào đấy để tìm thêm những tác giả, tác phẩm phù hợp với mối quan tâm của mình. Những phần khác cũng đều hết sức có ý nghĩa, riêng phần 4 là phần dài nhất, gồm nhiều bài cung cấp thông tin và tư liệu hữu ích.

Nói chung, đây là một cuốn sách nghiên cứu, không phải là sách tập hợp các tác phẩm văn học dân gian. Sách sẽ đặc biệt có ý nghĩa khi bạn cần một hiểu biết tổng quát về lĩnh vực này.

2. “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan

Đây có lẽ là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Nội dung sách vừa có phần bình luận, phân tích của tác giả, vừa có phần tập hợp những câu tục ngữ, ca dao, dân ca.

Những câu tục ngữ, ca dao, dân ca trong sách được phân loại theo chủ đề nên rất dễ tra cứu. Bạn quan tâm tục ngữ, ca dao về tình yêu hay là hôn nhân, về lao động sản xuất hay là về đánh giặc cứu nước, tất thảy đều có thể xem trong sách này. Phần nội dung về dân ca cũng rất đa dạng. Ngoài ra còn có phần tục ngữ, dân ca của đồng bào miền núi – không nhiều, nhưng cũng có giá trị tham khảo.

3. “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi

Hai tập Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi đúng là một kho tàng thật sự.

Hai tập dày dặn, có thể nói là khá đồ sộ, sưu tầm đủ chuyện sự tích về các loài sinh vật và những giai thoại ly kỳ liên quan đến con người.

Rất nhiều câu chuyện trong sách này, có lẽ không ít người trong chúng ta chưa từng nghe nói tới.

Không chỉ giới thiệu một câu chuyện kèm khảo dị của nó, Nguyễn Đổng Chi còn giới thiệu các phiên bản tương tự trên thế giới, giúp người đọc có cái nhìn phong phú, đa chiều hơn.

Nói chung, hai tập sách là một nguồn văn liệu và ngữ liệu dồi dào, phù hợp cho bạn nào muốn học cách viết câu ngắn gọn, khúc chiết và cách kể chuyện giản dị (nhưng cũng rất hấp dẫn).

Bạn có thể tham khảo vài đoạn nhỏ trong hai tập sách này để học cách tạo câu ngắn gọn, súc tích của cổ tích tại đây.

4. Tác phẩm văn học dân gian địa phương mà bạn quan tâm

Ngoài các công trình kể trên, bạn đọc và các bạn học viên cũng nên tìm thêm những tác phẩm viết về văn học dân gian của tỉnh mình, miền mình. Những công trình như vậy có thể khó tìm ở các nhà sách, nhưng các thư viện đại học và thư viện địa phương thường có, thậm chí là có không ít, lại còn đa dạng đề tài đến không ngờ.

Một mẹo tìm kiếm khá có ích là các bạn chú ý tên của các tác giả gắn liền với địa phương mình quan tâm. Chẳng hạn người quan tâm văn học dân gian Nam Bộ có thể tìm từ khoá “Nguyễn Văn Hầu” và dò tìm các tác phẩm, các bài viết của nhà nghiên cứu này.

Văn học dân gian là một nguồn chất liệu sinh động, có thể gợi cảm hứng rất tốt cho người viết. Khi viết về một vấn đề nào đó, nếu có thể vận dụng một câu tục ngữ, một lời ca dao, bài viết của các bạn sẽ thêm đôi phần đặc sắc, cũng trở nên gần gũi với bạn đọc hơn. Không chỉ vậy, câu chữ súc tích, gọn gàng, giàu hình ảnh, giàu phép tu từ trong văn học dân gian cũng là những khía cạnh rất đáng học hỏi.

Một lưu ý nho nhỏ là, trên thị trường có một số sách dạng sưu tầm tục ngữ ca dao mà xếp theo trật tự abc chữ cái đầu tiên của câu, thì với những sách này thật sự rất khó tham khảo. Chúng ta thường không tra cứu tục ngữ ca dao dựa vào chữ cái đầu tiên của câu mà thường là tìm theo chủ đề. Chẳng hạn “mình cần tìm những câu nói về tình anh em”, lúc này nếu giở những sách như vừa đề cập, bạn sẽ thấy rằng không phải câu tục ngữ, ca dao nào bắt đầu bằng “anh” hoặc “em” đều nói về tình anh em, và việc lật khắp cuốn sách để lọc ra những câu mình cần thật sự là một việc rất đỗi phiền hà.

Để đọc thêm nhiều bài viết, nắm bắt thông tin workshop và khoá học, quý bạn đọc có thể theo dõi Instagram của Ngày ngày viết chữ hoặc đăng ký bản tin bằng cách kéo xuống cuối web này và điền e-mail của bạn.
/ Thẻ: học viết chữ, sách, văn học dân gian, văn học Việt Nam

Chia sẻ bài viết

About the Author:Nguyễn Thuỳ Dung

Bài viết liên quan

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

[Học cùng Chữ #1] Từng lời đều là ẩn dụ

Th5152025
Hương xuân đậu xuống vai mềm | Ngày ngày viết chữ

Hương xuân đậu xuống vai mềm

Th2152025
Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

Th1082025

Bài viết gần đây

  • Những bài ca dao “chim bay về núi”

    Những bài ca dao “chim bay về núi”

  • Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

    Thành ngữ gốc Hán – Ngày ngày viết chữ tuyển chọn và giới thiệu (Phần 1)

  • 5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

    5 cách duy trì cảm hứng cho người cầm bút

  • Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

    Viên lâm tức sự – Bài thơ cảnh về vườn mà nhiều người mơ

  • Hương xuân đậu xuống vai mềm

    Hương xuân đậu xuống vai mềm

  • “Sắt cầm” và “sắt son”

    “Sắt cầm” và “sắt son”

  • Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng

    Hành trình người viết (Christopher Vogler) – Hành trình của những anh hùng


    CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON CÁ NHỎ, MỖI NGÀY ĐỀU MỞ MANG.


    Đăng ký bản tin để mỗi khi có bài viết hữu ích hoặc sự kiện hay, Ngày ngày viết chữ sẽ gửi cho bạn qua e-mail.


    © Copyright 2017-2024 Ngày ngày viết chữ
    E-mail: ngayngayvietchu@gmail.com

    Chính sách riêng tư

    Kết nối trang